Review Phantom Thread (Bóng ma sợi chỉ)

IMDb: 7.8/10 Rotten Tomatoes: 91%

Về tên Tiếng Việt

Về cái tên “Bóng ma sợi chỉ”, thường với các phim có chiếu rạp ở Việt Nam, nhà rạp sẽ đặt một cái tên kêu như chuông hoặc sát với nội dung phim. Có thể do phim không được chiếu rạp tại Việt Nam nên các anh em dịch phim chỉ đơn giản dịch tên phim ra thôi và cái tên này thì nghe nó liêu trai vãi cả đường cái. Thông thường tôi không hay xem trailer hoặc review trước khi xem phim, tôi thích cái cảm giác cảm nhận từng phút của một bộ phim với một cái đầu trống và một trái tim đang sẵn sàng đón nhận một cốt truyện hay hehe. Chính vì thế, nghe cái tên liêu trai chí dị kia xong tôi không nghĩ là phim lại nhẹ nhàng dễ chịu đến vậy.

Về cốt truyện

Phim kể về mối tình của một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng những năm 50s tại London và một cô phục vụ bàn. Thực ra nói Alma (Vicky Krieps) là một cô phục vụ bàn cũng không hẳn, phim xây dựng Alma là một cô gái xuất thân từ đồng quê, gặp và rơi vào tiếng sét ái tình với nhà thiết kế thời trang Reynolds Woodcock (Daniel Day-Lewis) trong khi phục vụ bữa sáng cho ông tại nhà hàng cô làm việc. Phim không kể gì về background của Alma để tập trung vào tình yêu và tính cách của Reynolds. 30 phút đầu của phim là các cảnh quay và những lời thoại ngắn nhằm khắc họa tính cách, cuộc sống và quá khứ của Reynolds. Từ việc thường xuyên làm việc với các quý bà, quý cô nổi tiếng đến việc nặng lòng với người mẹ đã khuất của mình, từ tính cách có phần quái đản với những yêu cầu khắt khe đến việc khắc họa mối quan hệ giữa Reynolds và chị gái Cyril. Có thể nói 30 phút đầu của phim dùng để thiết kế nên tất cả các thông tin cần thiết về tính cách và cuộc sống của Reynolds trước khi Alma xuất hiện trong cuộc đời ông, chuẩn bị cho những thay đổi do Alma đem lại, reveal những góc khác trong tâm hồn của Reynolds.

Alma, một cô gái với trái tim trong sáng và tính cách mạnh mẽ, hoàn toàn khác hẳn với tất cả những người bạn gái trước đây của Reynolds. Tôi có xem review của Phê phim, các bạn bên ấy có nói rằng Alma là người đầu tiên chịu đựng được tính cách quái đản của nhà thiết kế thời trang lắm tài nhiều tật. Tuy nhiên cảm nhận của tôi hơi khác một chút, không phải Alma chịu được, cũng không phải cô ấy sợ mà bản chất Alma hiểu được Reynolds, bên trong con người fussy kia là một trái tim yếu đuối và giàu tình cảm. Nói thực với anh em là tôi có thể hiểu được cảm giác này, kiểu như khi mình nắm được tính cách của ai đó, mình sẽ cảm thấy người đó chẳng có gì nguy hiểm cả, không có gì phải đáng sợ.

Nhạc phim rất cổ điển, lời thoại và phong cách trong phim cũng hợp rơ với bối cảnh, cái cách giới quý tộc Anh giao tiếp với nhau có một cái gì đó lịch sự và trịch thượng, tuy nhiên trong rất nhiều cảnh tôi phải phì cười vì sự đáng yêu của hai nhân vật chính. Ví dụ như cảnh cầu hôn của Reynolds, khi Alma “đứng hình” và không trả lời thì vẻ bối rối của Reynolds thực sự rất đáng yêu, hay khi cô vợ “toddler” của ông giận dỗi và bỏ đi chơi giao thừa một mình, Reynolds và Alma có màn “trợn mắt” nhau, chẳng có vẻ gì đáng sợ, thực chất lại rất buồn cười.

Các mâu thuẫn trong phim giữa hai người khá là nhẹ nhàng, chỉ nhằm một mục đích xây dựng nhân vật chứ không hề tới mức bi kịch, và thực sự là qua những mâu thuẫn ấy, Alma và Reynolds hiểu nhau hơn, Reynolds cởi mở và tin tưởng với Alma hơn.

Về diễn viên

Diễn viên chính của phim là Daniel Day-Lewis trong vai nhà thiết kế thời trang Reynolds Woodcock, một kẻ lắm tài nhiều tật nhưng lại giàu tình cảm và yếu đuối bên trong. Tôi thấy Phê phim rất thích nhân vật này của Daniel và có vẻ tiếc nuối khi Daniel không đạt Oscars cho hạng mục diễn viên chính, tuy nhiên, có thể do tôi là con gái nên lại rất thích nhân vật của Alma. Về ngoại hình, Alma thực sự mang một vẻ đẹp rất xưa cũ với mái tóc hơi xù và gương mặt rất “châu Âu”. Khi xem phim tôi rất tò mò về Alma và không tưởng tượng được vẻ đẹp của cô trong cách trang điểm hiện đại sẽ như thế nào, và thực ra thì vẻ đẹp của Vicky Krieps cũng không khác Alma là bao, một nét đẹp khá là kỳ lạ, có lúc trẻ trung và tươi mới, có lúc lại giống như một người phụ nữ trung niên nhiều nghĩ suy và khi ấy thực sự đẹp đôi với Daniel trong phim.

Nhìn chung với tính cách nhân vật như vậy, tôi thấy nữ diễn viên Vicky của chúng ta là một lựa chọn không tồi cho nhân vật.

Cảm nhận chung

Nói thực với anh em, khi xem phim này tôi đang có một cuối tuần rất tuyệt vời với tâm trạng thoải mái và không gian yên tĩnh, tôi cũng mới sửa máy tính và sắm một cặp loa, mọi điều kiện đều quá tốt để xem một vài bộ phim được recommended nên khá là dễ tính khi xem phim. Xem xong phim, tôi gieo mình xuống gối và thở dài khoan khoái. Nhiều khi trong một buổi chiều chỉ có một mình, bạn chỉ cần một bộ phim nhẹ nhàng về tình yêu và sâu sắc về nội tâm như thế. Tôi không chắc tôi hiểu được hết tất cả ẩn ý của các cảnh quay, nhưng tôi chắc chắn một điều rằng với một bộ phim như thế này, tôi của 10 năm trước khi còn là một đứa trẻ sẽ không bao giờ tiếp tục xem hết sau 20 phút đầu phim. Chúng ta có lẽ đều nên vậy, đều nên trưởng thành và thấu hiểu, nhạy cảm và sâu sắc hơn. Tôi thật sự biết ơn những giây phút đắm chìm vào một bộ phim, trốn khỏi thực tại, xây dựng ước mơ xa xôi.

Tôi viết những dòng này khi xem lại oscars lần thứ 89 (2017) và tràn ngập ước mơ. Tôi biết rằng xem thành quả của người khác mãi thì không được healthy cho lắm, nhưng anh em yên tâm, tôi chấc chắn mỗi ước mơ đều có bước đi của nó, tôi nghĩ tôi sẽ tận hưởng nó, khi chín muồi, tôi chắc rằng tôi biết mình sẽ phải làm gì để đạt được ước mơ.

Chúc anh em một tuần mới vui vẻ và thành công 🙂

1 Comment

Filed under Uncategorized

Một buổi lỡ chuyến về quê

Dạo gần đây em có biết bao nhiêu ngổn ngang trong lòng. Em cảm tưởng mình như cây chổi lông gà mà em vẫn nghịch để thăng bằng trên ngón tay, hay bất kể thứ gì giống như thế, chỉ lơ là một chút là rơi ngã rồi.
Em, có thể, vẫn không biết em là ai, em không yêu thích công việc của em, em không thể sáng tạo, tư duy bị chính em cầm tù. Em yêu thời trang, yêu quần áo đẹp, yêu tính hài hước của con người khắp nơi trên thế giới, yêu và ghét dịch, gần nhất là yêu tiền.
Em dịch về chính trị, em không thích lắm, cho nên không chú tâm lắm, em có kỹ năng của em để tìm một thuật ngữ, nhưng xong rồi em không cất nó vào tim. Em cũng không hiểu sao em vẫn còn tiếp tục dịch.
Người yêu em đang học về chính trị và quân sự. Em thật sự không muốn nghĩ bạn ấy giống như người yêu cũ, bạn ấy không được giống.

Leave a comment

Filed under Uncategorized

The Unknown Rebel

The Unknown Rebel

With a single act of defiance, a lone Chinese hero revived the world’s image of courage

Kẻ chống đối vô danh!Ảnh

Với một hành động kháng cự tự phát, người anh hùng Trung Hoa đơn độc đã hồi sinh hình tượng can đảm cho toàn thế giới.

Almost nobody knew his name. Nobody outside his immediate neighborhood had read his words or heard him speak. Nobody knows what happened to him even one hour after his moment in the world’s living rooms. But the man who stood before a column of tanks near Tiananmen Square–June 5, 1989–may have impressed his image on the global memory more vividly, more intimately than even Sun Yat-sen did. Almost certainly he was seen in his moment of self-transcendence by more people than ever laid eyes on Winston Churchill, Albert Einstein and James Joyce combined.

Gần như là không ai biết tên anh ta cả. Không một ai trong giây phút đó nghe được khẩu hiệu hay lời nói nào của anh ta. Không một ai biết chuyện gì xảy ra với anh ta sau đó mặc dù chỉ một giờ sau hình ảnh của anh đã tràn ngập TV của các gia đình trên khắp thế giới. Tuy vậy người đứng trước một đoàn xe tăng gần quảng trường Thiên An Môn ngày 5 tháng 6 năm 1989 ấy có thể sẽ phải ấn tượng rằng hình ảnh của anh đã trở thành kí ức toàn cầu một cách sâu sắc và đầy sức sống, thậm chí còn hơn cả những gì Tôn Trung Sơn đã làm được. Gần như không còn nghi ngờ gì nữa, khoảnh khắc tự siêu việt của chàng trai đó được quá nhiều người chứng kiến, nhiều hơn cả số người chứng kiến Winston Churchill, Albert Einstein và James Joyce cộng lại.

(Ngày 4/6/1940 Thủ tướng Anh Winston Churchill phát biểu trước Hạ viện Anh trước tình hình yếu thế của quân Đồng minh trước quân Đức Quốc xã, bài nói” Shall we fight on the beaches” là bài nói nổi tiếng nhất của ông

Ngày 2/6/1915 Albert Einstein lần đầu công bố rộng rãi về thuyết Tương Đối dưới cái tên Relativität der Bewegung und Gravitation (Relativity of Motion and Gravitation) – Mối quan hệ giữa chuyển động và lực hấp dẫn

Ngày16/6/1904 là ngày duy nhất trong tiểu thuyết Ulysees của nhà văn đoạt giải Nobel văn học người Ireland James Joyce, xoay quanh câu chuyện về Leopold Bloom, về sau người ta kỉ niệm ngày này ở Ireland và gọi là Bloomsday – Không biết có liên quan không, chỉ tìm đc thông tin này T_T)

The meaning of his moment–it was no more than that–was instantly decipherable in any tongue, to any age: even the billions who cannot read and those who have never heard of Mao Zedong could follow what the “tank man” did. A small, unexceptional figure in slacks and white shirt, carrying what looks to be his shopping, posts himself before an approaching tank, with a line of 17 more tanks behind it. The tank swerves right; he, to block it, moves left. The tank swerves left; he moves right. Then this anonymous bystander clambers up onto the vehicle of war and says something to its driver, which comes down to us as: “Why are you here? My city is in chaos because of you.” One lone Everyman standing up to machinery, to force, to all the massed weight of the People’s Republic–the largest nation in the world, comprising more than 1 billion people–while its all powerful leaders remain, as ever, in hiding somewhere within the bowels of the Great Hall of the People.

Ý nghĩa của khoảnh khắc ấy – không còn gì hơn thế – có thể ngay lập tức đoán ra dù với ngôn ngữ hay tuổi tác nào đi chăng nữa: ngay cả hàng tỉ người mù chữ hoặc chưa từng nghe đến Mao Trạch Đông cũng có thể hiểu được những gì “the tank man” đã làm. Một dáng hình bé nhỏ trong chiếc sơ mi trắng lùng thùng, đang xách theo thứ gì đó như là đồ anh ta vừa mới mua, đứng chắn trước một chiếc xe tăng đang sấn tới, theo sau là 17 chiếc khác. Chiếc xe tăng ngoặt sang phải, anh ta dịch sang trái để chặn nó; ngoặt sang trái, anh ngoặt sang phải. Sau đó, kẻ ngoài cuộc vô danh bèn trèo lên trên chiếc xe tăng và nói gì đó với người lái, những gì được kể lại cho chúng ta là: “Tại sao các anh lại ở đây? Thành phố này đang hỗn loạn vì các anh đấy!” Một thường dân đơn độc đứng lên đối đầu trước máy móc, trước quân đội, trước cả hệ thống tập trung sức mạnh của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa – quốc gia rộng lớn nhất thế giới với hơn 1 tỷ dân – trong khi tất cả những nhà lãnh đạo quyền lực của Trung Hoa đang nấp ở đâu đó, nếu có tồn tại, đâu đó trong lòng Đại lễ đường Nhân dân của quốc gia này.

Occasionally, unexpectedly, history consents to disguise itself as allegory, and China, which traffics in grand impersonals, has often led the world in mass-producing symbols in block capitals. The man who defied the tank was standing, as it happens, on the Avenue of Eternal Peace, just a minute away from the Gate of Heavenly Peace, which leads into the Forbidden City. Nearby Tiananmen Square–the very heart of the Middle Kingdom, where students had demonstrated in 1919; where Mao had proclaimed a “People’s Republic” in 1949 on behalf of the Chinese people who had “stood up”; and where leaders customarily inspect their People’s Liberation Army troops–is a virtual monument to People Power in the abstract. Its western edge is taken up by the Great Hall of the People. Its eastern side is dominated by the Museum of Chinese Revolution. The Mao Zedong mausoleum swallows up its southern face.

Đôi khi, không lường trước được, lịch sử ưng thuận cải trang chính mình thành một biểu tượng, và Trung Quốc, quốc gia nổi tiếng với sản xuất hàng không rõ nguồn gốc, đã khiến cả thế giới quen với những sản phẩm sản xuất hàng loạt có in chữ tượng hình lên trên. Kẻ bất chấp xe tăng đứng đó, trên đại lộ Tràng An, chỉ cách Cánh cổng hòa bình của thiên đường (Thiên An Môn) một phút đi đường và dẫn tới Tử Cấm Thành. Gần ngay trái tim của Trung Hoa Dân Quốc – Quảng trường Thiên An Môn – nơi học sinh sinh viên tiến hành biểu tình năm 1919; nơi Mao chủ tịch năm 1949 đã đại diện cho những người dân Trung Quốc “nổi dậy” tuyên bố thiết lập nền dân chủ nhân dân, nơi các nhà lãnh đạo duyệt binh cho giải phóng quân; Thiên An Môn về mặt lý thuyết như là một công trình kỉ niệm chính thống cho sức mạnh của nhân dân. Rìa phía Tây là Đại lễ đường Nhân dân. Chiếm trọn rìa phía Đông là Bảo tàng Cách mạng Trung Quốc. Lăng Mao Trạch Đông nằm ở mặt phía Nam.

For seven weeks, though, in the late spring of 1989–the modern year of revolutions–the Chinese people took back the square, first a few workers and students and teachers and soldiers, then more and more, until more than 1 million had assembled there. They set up, in the heart of the ancient nation, their own world within the world, complete with a daily newspaper, a broadcasting tent, even a 30-ft. plaster-covered statue they called the “Goddess of Democracy.” Their “conference hall” was a Kentucky Fried Chicken parlor on the southwest corner of the square, and their spokesmen were 3,000 hunger strikers who spilled all over the central Monument to the People’s Heroes. The unofficials even took over, and reversed, the formal symbolism of the government’s ritual pageantry: when Mikhail Gorbachev came to the Great Hall of the People for a grand state banquet during the demonstrations–the first visit by a Soviet leader in 30 years–he had to steal in by the back door.

Tuy nhiên trong suốt 7 tuần vào cuối mùa xuân 1989 – giai đoạn hậu cách mạng – người dân bắt đầu quay trở lại quảng trường, ban đầu là một vài công nhân, sinh viên, giáo viên, quân nhân, càng về sau càng nhiều người tiến vào cho tới khi hơn 1 triệu người dân tụ hợp lại quảng trường. Tại nơi từng là trái tim của đế quốc trung cổ, họ xây  dựng nên thế giới của riêng mình với nhật báo riêng, lều phát thanh, cả một bức tượng phủ thạch cao cao 30 feet mà họ gọi là “Nữ thần dân chủ”. Phòng hội nghị của họ là một cửa hiệu gà rán KFC nằm ở góc Tây Nam quảng trường, người phát ngôn của họ là 3000 công nhân đình công tràn đầy khao khát đã tràn ra trung tâm công trình tưởng niệm các anh hùng dân tộc. Tổ chức tạm thời thậm chí còn tiếp quản và lật ngược lại chủ nghĩa tượng trưng đang phô diễn trong chính quyền hiện thời: khi Mi-khai-in Gióc-ba-chốp được mới tới ăn tiệc cùng chính quyền hiện thời trong thời gian diễn ra biểu tình, chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Soviet trong suốt 30 năm, ông ta đã phải lẻn về bằng cửa sau!

Then, in the dark early hours of June 4, the government struck back, sending tanks from all directions toward Tiananmen Square and killing hundreds of workers and students and doctors and children, many later found shot in the back. In the unnatural quiet after the massacre, with the six-lane streets eerily empty and a burned-out bus along the road, it fell to the tank man to serve as the last great defender of the peace, an Unknown Soldier in the struggle for human rights.

As soon as the man had descended from the tank, anxious onlookers pulled him to safety, and the waters of anonymity closed around him once more. Some people said he was called Wang Weilin, was 19 years old and a student; others said not even that much could be confirmed. Some said he was a factory worker’s son, others that he looked like a provincial just arrived in the capital by train. When American newsmen asked Chinese leader Jiang Zemin a year later what had happened to the symbol of Chinese freedom–caught by foreign cameramen and broadcast around the world–he replied, not very ringingly, “I think never killed.”

Sớm ngày 4 tháng 6, chính phủ đã có đòn đáp trả, từ mọi ngả dẫn vào quảng trường Thiên An Môn, xe tăng tiến vào và giết chết hàng trăm công nhân, sinh viên, bác sỹ và cả trẻ em, rất nhiều người trong số họ sau đó được tìm thấy với vết bắn từ sau lưng. Trong không khí yên lặng bất thường sau cuộc thảm sát với 6 làn đường vắng vẻ một cách quái đản với một con xe bus cháy rụi nằm bên đường thì sự xuất hiện của “the tank man” như là một cú phản kháng cuối cùng của Hòa bình, như một người lính vô danh trong công cuộc đấu tranh cho quyền con người vậy.

Ngay sau khi chàng trai nhảy xuống khỏi chiếc xe tăng, một vài người đứng ngoài lo lắng kéo anh ta tới vạch chắn an toàn, rồi một toán người không rõ danh tính lại quây quanh anh ta một lần nữa. Có người nói anh là một sinh viên 19 tuổi tên Vương Duy Lâm, số khác cho rằng kể cả với ít thông tin như vậy cũng không có gì chắc chắn. Vài người cho rằng anh ta là con trai của một công nhân, một số lại cho rằng anh ta trông giống công dân ngoại tỉnh mới vừa bắt tàu đến thủ đô. Một năm sau, khi một nhà báo người Mỹ phỏng vấn chủ tịch Đặng Tiểu Bình hỏi rằng chuyện gì đã xảy ra đối với biểu tượng tự do của Trung Hoa vốn đã được ghi lại bởi một tay máy người nước ngoài và cho phát đi trên toàn thế giới, ngài chỉ đáp mập mờ như sau: “Cậu ấy chưa chết đâu, tôi nghĩ vậy”

In fact, the image of the man before the tank simplified–even distorted–as many complex truths as any image does. The students leading the demonstrations were not always peace loving and notoriously bickered among themselves; many were moved by needs less lofty than pure freedom. At least seven retired generals had written to the People’s Daily opposing the imposition of martial law, and many of the soldiers sent to put down the demonstrators were surely as young, as confused and as uncommitted to aggression as many of the students were. As one of the pro-democracy movement’s leaders said, the heroes of the tank picture are two: the unknown figure who risked his life by standing in front of the juggernaut and the driver who rose to the moral challenge by refusing to mow down his compatriot.

Có một sự thật là hình ảnh chàng trai đứng chặn đoàn xe tăng đã bị hiểu đơn giản hóa đi, thậm chí là lệch lạc đi, như đằng sau bất kì bức ảnh nào cũng có những sự thật rất phức tạp. Những sinh viên dẫn dắt cách mạng không phải lúc nào cũng yêu hòa bình, cũng có những mâu thuẫn nội bộ tầm thường; rất nhiều người trong số họ đã bị lung lạc bởi những nhu cầu ít cao thượng hơn là tự do dân chủ thuần khiết. Ít nhất có 7 nguyên tướng của nước này đã phản đối tình trạng thiết quân luật trên tờ nhật báo Nhân dân, vô số quân nhân được điều động để đàn áp cách mạng cũng còn non trẻ và có ý chí không chịu thỏa hiệp với hành động gây hấn y như những sinh viên biểu tình ở đây. Một nhà lãnh đạo của phe ủng hộ dân chủ đã nói rằng người anh hùng đứng chặn xe tăng đã cho thấy 2 điều: một nhân vật không rõ danh tính mạo hiểm mạng sống của anh ta trước xe tăng to lớn và kẻ lái chiếc xe tăng vượt qua thử thách về đạo đức để không tàn sát đồng bào mình.

Nine years after the June 4 incident, moreover, it’s unclear how much the agitators for democracy actually achieved. Li Peng, who oversaw the crackdown on them, is still near the top of China’s hierarchy. Jiang, who proved his colors by coming down hard on demonstrators in Shanghai, is now the country’s President. And on a bright winter morning, Tiananmen Square is still filled, as it was then, with bird-faced kites and peasants from the countryside lining up to have their photos taken amid the monuments to Mao.

9 năm sau biến cố Lục Tứ, vẫn khó để định lượng chính xác những thành công của phong trào nổi dậy vì dân chủ. Lý Bằng, người đã chứng kiến những hành động trừng trị mà chính phủ đã thực hiện, giờ đây là một quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền. Ông Giang Trạch Dân là người đã từng tích cực xuống đường phố Thượng Hải biểu tình để chứng minh quan điểm, giờ là chủ tịch nước. Một buổi sáng mùa đông hửng nắng, Quảng trường Thiên An Môn vẫn ăm ắp như thường lệ, diều vẫn giăng và nông dân từ nông thôn vẫn xếp hàng dài chờ chụp ảnh kỉ niệm giữa quảng trường tưởng niệm cố chủ tịch Mao Trạch Đông.

Yet for all the qualifications, the man who stood before the tanks reminded us that the conviction of the young can generate a courage that their elders sometimes lack. And, like student rebels everywhere, he stood up against the very Great Man of History theory. In China in particular, a Celestial Empire that has often seemed to be ruled by committee, a “mandate of Heaven” consecrated to the might of the collective, the individual has sometimes been seen as hardly more than a work unit in some impersonal equation. A “small number” were killed, Mao once said of the death of 70,000, and in his Great Leap Forward, at least 20 million more were sacrificed to a leader’s theories. In that context, the man before the tank seems almost a counter-Mao, daring to act as the common-man hero tirelessly promoted by propaganda and serving as a rebuke–or asterisk, at least–to the leaders and revolutionaries who share these pages.

Không phải người có đủ mọi năng lực nhưng chàng trai đứng chặn xe tăng đã nhắc nhở chúng ta rằng kết tội người trẻ tuổi có thể sinh ra một hành động can đảm nào đó mà người lớn tuổi đôi khi không làm được. Và như những sinh viên chống đối chính quyền ở khắp nơi trên thế giới, chàng trai kia đã đứng lên chống lại thuyết Vĩ nhân lịch sử. Điển hình là tại Trung Quốc, có vẻ Thiên Quốc vẫn luôn có một ủy ban điều hành, Thiên Mệnh của nó là phục tùng cho sức mạnh tập thể, cá nhân người dân xét trên một vài phương diện thì gần như không được coi trọng hơn một đơn vị làm việc là mấy. Về cái chết của hơn 70000 người, chủ tịch Mao đã có lần nói rằng “có một vài” người chết, trong Cú Đại Nhảy Vọt đã có thêm ít nhất 20 triệu người hi sinh cho lý tưởng của các nhà lãnh đạo. Trong hoàn cảnh đó, chàng trai đứng trước xe tăng gần như là một biểu tượng phản – Mao dám hành động như một anh hùng thường dân vốn sống trong sự tuyên giáo không mệt mỏi của chính quyền nhưng phụng sự bằng cách chỉ trích, hay ít nhất là gây chú ý với chính quyền và những nhà cách mạng đương thời.

More than a third of a century ago, before anyone had ever heard of videotapes or the World Wide Web or 24-hour TV news stations, Daniel Boorstin, in his uncannily prescient book The Image, described how, as we move deeper into what he called the Graphic Revolution, technology would threaten to diminish us. Ideas, even ideals, would be reduced to the level of images, he argued, and faith itself might be simplified into credulity. “Two centuries ago, when a great man appeared,” the historian wrote, “people looked for God’s purpose in him; today we look for his press agent.”

Hơn một phần ba thế kỉ đã trước, trước khi người ta biết đến băng video hay World Wide Web, kênh tin tức 24h, Daniel Boorstin đã mô tả trong cuốn sách The Image của ông, một cuốn sách tiên đoán diệu kì, rằng một khi chúng ta càng tiến sâu vào “cách mạng đồ thị”, như cách gọi của tác giả, thì công nghệ sẽ dần dần trở thành mối lo ngại loại trừ chúng ta. Ý tưởng, thậm chí cả tư tưởng sẽ bị suy giảm bởi hình ảnh, ông lập luận, niềm tin tự nó sẽ bị đơn giản hóa đến mức dễ dãi. “Hai thế kỉ trước, khi một vĩ nhân xuất hiện”, nhà sử học viết trong cuốn sách, “người đương thời tìm kiếm chủ tâm của Chúa, ngày nay chúng ta tìm kiếm điệp vụ truyền thông”

The hero–so ran Boorstin’s prophecy–was being replaced by the celebrity, and where once our leaders seemed grander versions of ourselves, now they just looked like us on a giant screen. Nowadays, as we read about the purported telephone messages of a sitting President and listen to the future King of England whisper to his mistress, the power of technology not just to dehumanize but to demystify seems 30 times stronger than even Boorstin predicted.

Người anh hùng – như Boorstin dự đoán – đã bị thay thế bằng người nổi tiếng, nhà lãnh đạo của chúng ta có vẻ như đã từng là phiên bản cừ khôi của chúng ta, giờ đây họ trông chẳng khác gì ta đứng trong một màn hình khổng lồ. Ngày nay, chúng ta đọc về những tin nhắn riêng mùi mẫn của tổng thống đương nhiệm, nghe ngóng Quân vương Anh Quốc tương lai huýt sáo với người tình của anh ta, sức mạnh của công nghệ không chỉ khiến con người dần mất nhân tính mà còn làm sáng rõ lời tiên đoán của Boorstin, dường như rõ gấp 30 lần.

But the man with the tank showed us another face, so to speak, of the camera and gave us an instance in which the image did not cut humanity down to size but elevated and affirmed it, serving as an instrument for democracy and justice. Instead of making the lofty trivial, as it so often seems to do, the image made the passing eternal and assisted in the resistance of an airbrushed history written by the winners. Technology, which can so often implement violence or oppression, can also give a nobody a voice and play havoc with power’s vertical divisions by making a gesture speak a thousand words. The entire Tiananmen uprising, in fact, was a subversion underwritten by machines, which obey no government and observe no borders: the protesters got around official restrictions by communicating with friends abroad via fax; they followed their own progress–unrecorded on Chinese TV–by watching themselves on foreigners’ satellite sets in the Beijing Hotel; and in subsequent years they have used the Internet–and their Western training–to claim and disseminate an economic freedom they could not get politically.

Tuy vậy máy ảnh ghi lại chàng trai trước chiếc xe tăng đã kể một câu chuyện khác, cho chúng ta thấy một ví dụ về một bức ảnh không làm suy đồi nhân tính, ngược lại còn khẳng định và gia tăng tình người, trở thành một phương tiện phục vụ cho công bằng và dân chủ. Thay vì biến tinh thần cao thượng trở nên tầm thường như các trường hợp khác, bức ảnh ấy đã khiến cái chết trở nên vĩnh hằng và còn chen chân đứng vào lịch sử bị xào xáo vốn được viết nên bởi những kẻ thắng cuộc. Công nghệ cao thường bị lạm dụng phục vụ vũ lực và đàn áp, nhưng cũng có thể giúp cho kẻ thấp cổ bé họng có quyền được nói, phá tan quyền lực kiểm soát tối cao, ấy chính là cái hành động đáng giá ngàn lời kia. Toàn bộ cuộc chính biến tại Thiên An Môn năm ấy thực ra cũng có bản chất tương tự và diễn ra dưới sự giúp sức của máy móc, không bị kiếm soát bởi bất cứ chính phủ nào, không bị giới hạn bởi bất cứ giới hạn nào: Những người biểu tình tìm cách lách khỏi những hạn chế được ban ra bằng cách liên lạc với những người bạn nước ngoài qua fax; họ theo dõi tiến trình cách mạng của mình qua vệ tinh của nước ngoài đặt tại khách sạn Bắc Kinh, những thứ không được phát trên truyền hình trung ương Trung Quốc và trong những năm tiếp theo, họ sử dụng Internet cùng với sự hỗ trợ của phương Tây để tuyên bố và truyền bá một nền kinh tế tự do vốn không được sự chấp thuận chính thức.

The second half of the century now ending has been shadowed by one overwhelming, ungovernable thought: that the moods, even the whims, of a single individual, post-Oppenheimer, could destroy much of the globe in a moment. Yet the image of the man before the tank stands for the other side of that dark truth: that in a world ever more connected, the actions of a regular individual can light up the whole globe in an instant. And for centuries the walls of the grand palaces and castles of the Old World have been filled with ceremonial and often highly flattering pictures of noblemen and bewigged women looking out toward the posterity they hope to shape.

Thế kỷ XX sắp kết thúc trong sự bao trùm của một ý niệm chắc nịch: Tâm trạng và thậm chí cả ý nghĩ bất chợt của một cá thể có khả năng phá hủy thế giới ngay lập tức. Tuy thế hình ảnh chàng trai đứng trước chiếc xe tăng lại đại diện cho mặt bên kia của sự thật không mấy tốt đẹp này: trong thời đại kết nối toàn cầu như ngày nay, một hành động của một người bình thường có thể lập tức làm thắp sáng niềm tin cho cả thế giới. Đã nhiều thế kỷ nay những bức tường của các lâu đài trong thời đại phong kiến bị lấp đầy bởi những lễ nghi long trọng và tranh vẽ xu nịnh những ông hoàng, bà chúa đang hướng mắt về lớp người hậu thế mà họ hi vọng là họ đã có công hình thành nên.

But nowadays, in the video archives of the memory, playing in eternal rerun, are many new faces, unknown, that remind us how much history is made at the service entrance by people lopped out of the official photographs or working in obscurity to fashion our latest instruments and cures. In a century in which so many tried to impress their monogram on history, often in blood red, the man with the tank–Wang Weilin, or whoever–stands for the forces of the unnamed: the Unknown Soldier of a new Republic of the Image.

Tuy vậy ngày nay, trong đoạn băng lịch sử được phát đi phát lại hàng triệu lần là rất nhiều gương mặt mới – vô danh – nhắc nhở chúng ta về phần lịch sử được ghi lại bởi những con người vốn bị gạt ra khỏi những tài liệu hình ảnh chính thống hoặc đang phải làm việc lén lút để xây dựng nên những văn kiện và giải pháp cuối cùng. Trong một thế kỷ mà quá nhiều cố gắng được thực hiện để khắc ghi những mảng lịch sử lồng ghép – những cố gắng được nhuộm đỏ bằng máu xương – thì chàng trai Vương Duy Lâm hay là bất kì ai, với chiếc xe tăng đã đại diện cho sức mạnh của những kẻ vô danh: Người lính ẩn danh của một nền cộng hòa hình ảnh!

 

Pico Iyer is an essayist and novelist, author most recently of Tropical Classical

 

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Một status không dám để mọi người biết được

Hôm qua mình có nói (chat) thế này: “Tôn trọng tôi, vậy xin hãy tôn trọng cuộc sống bình thường và ưa một mình của tôi nữa nhé”

Tự nhiên nghĩ lại thương mình quá!

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Dịch nghịch

The Flight of the Birdman: Flappy Bird Creator Dong Nguyen Speaks Out

How did a chain-smoking geek from Hanoi design the viral hit Flappy Bird – and why did he walk away?

 

Sự “cất cánh” của chàng trai Flappybird: Đông Nguyễn trải lòng

Một chàng trai Hà Nội nghiện thuốc lá đã lập trình nên hit bự Flappy bird như thế nào? Và tại sao anh ta lại quyết định gỡ nó xuống? (Nghe giống Kênh 14 vãi)

 

By David Kushner

March 11, 2014 12:05 PM ET

Last April, Dong Nguyen, a quiet 28-year-old who lived with his parents in Hanoi, Vietnam, and had a day job programming location devices for taxis, spent a holiday weekend making a mobile game. He wanted it to be simple but challenging, in the spirit of the Nintendo games he grew up playing. The object was to fly a bug-eyed, big-lipped, bloated bird between a series of green vertical pipes. The quicker a player tapped the screen, the higher the bird would flap. He called it Flappy Bird.

Cuối tháng 4 năm 2013, Nguyễn Hà Đông, một chàng trai 28 tuổi sống với bố mẹ tại Hà Nội, Việt Nam và đang làm lập trình viên tự do chuyên viết các chương trình nguồn, một ngày nghỉ lễ nọ (chắc 30/04) đã viết nên một game cho di động. Cậu ta dự định game này phải thật đơn giản nhưng đầy thách thức, theo tinh thần của những game Nitendo mà cậu chơi trong suốt thời thơ ấu. Mục tiêu của game là giữ cho một con chim mắt lồi môi dầy béo núc ních bay qua một dãy những ống xanh thẳng đứng. Người chơi chạm vào màn hình càng nhanh thì con chim càng bay cao. Cậu ta đặt tên cho nó là Flappy Bird (Flappy – [bay] lơ lửng)

 

The game went live on the iOS App Store on May 24th. Instead of charging for Flappy Bird, Nguyen made it available for free, and hoped to get a few hundred dollars a month from in-game ads.

But with about 25,000 new apps going online every month, Flappy Bird was lost in the mix and seemed like a bust – until, eight months later, something crazy happened. The game went viral. By February, it was topping the charts in more than 100 countries and had been downloaded more than 50 million times. Nguyen was earning an estimated $50,000 a day. Not even Mark Zuckerberg became rich so fast.

Flappy bird được tải lên iOS App Store vào ngày 24/05. Thay vì thu một tí phí tải về, Nguyễn quyết định để game miễn phí và hi vọng sẽ thu được vài trăm đô/tháng từ tiền quảng cáo.

Tuy nhiên, giữa 25000 ứng dụng mới được tải lên mỗi tháng, Flappy bird  trở nên lạc lõng giữa dòng đời :v và đã coi như là thất bại – cho tới 8 tháng sau đó, điều kì diệu xảy ra. Lây lan như virus ý. Cho tới tháng 2 năm 2013, trò chơi này đã liên tục đứng đầu bảng xếp hạng của hơn 100 quốc gia với số lượt đao lốt tới hơn 50 triệu lượt. Nguyễn đã kiếm được chừng khoảng 50000 đô/ngày. Ngay cả anh Mark Zuckerberg cũng chả giầu nhanh thế.

 

Yet as Flappymania peaked, Nguyen remained a mystery. Aside from the occasional tweet, he had little to say about his incredible story. He ducked the press and refused to be photographed. He was called a fraud, a con man and a thief. Bloggers accused him of stealing art from Nintendo. The popular gaming site Kotaku wrote in a widely clicked headline, FLAPPY BIRD IS MAKING $50,000 A DAY OFF RIPPED ART.

On February 9th, at 2:02 a.m. Hanoi time, a message appeared on Nguyen’s Twitter account. “I am sorry ‘Flappy Bird’ users,” it read. “22 hours from now, I will take ‘Flappy Bird’ down. I cannot take this anymore.” The message was retweeted more than 145,000 times by the disbelieving masses. How could someone who hit the online jackpot suddenly pull the plug? But when the clock struck midnight the next evening, the story came to an end. Nguyen, as promised, took Flappy Bird offline. In his wake, he left millions of jilted gamers, and one big question: Who was this dude, and WTF had he done?

Tuy Flappy Bird trở thành hiện tượng nhưng những điều người ta biết về Nguyễn vẫn là một ẩn số. Ngoài mấy cái tweet lẻ tẻ trên twiter thì cậu chia sẻ rất ít về thành công kì diệu của trò chơi. Cậu né tránh báo giới, từ chối chụp ảnh. Cậu đã bị người ta vu là kẻ lừa gạt, kẻ bịp bợm, kẻ ăn cắp. Các bloggers buộc tội cậu ăn cắp thiết kế của Nitendo. Trang Kotaku – trang web về game nổi tiếng – đã viết một bài báo với tiêu đề “FLAPPY BIRD đang kiếm 50000 đô nhờ một thiết kế đi ăn trộm.”

2:02 sáng 9/2 theo giờ Hà Nội, một lời nhắn xuất hiện trên twiter của Nguyễn: “Tôi xin lỗi người dùng Flappy bird, 22 tiếng nữa kể từ giờ, tôi sẽ gỡ Flappy bird xuống. Tôi không thể chịu nổi nữa rồi.” Lời nhắn này đã được retweet tới hơn 145000 lần bởi một đám đông đầy hoài nghi. Một người dường như vừa trúng số trên mạng thế kia ngu gì tự dưng lại đặt dấu chấm hết đột ngột thế? Tuy nhiên ngày hôm sau, đúng lúc đồng hồ điểm nửa đêm, câu chuyện thần thiên kết thúc. Như đã hứa, Nguyễn đã gỡ Flappy Bird xuống. Sáng ngày hôm sau, chàng trai phụ bạc này đã để lại cho người chơi của anh ta một câu hỏi bự: Cái cậu đó là ai vại? Và cậu ta vừa làm cái đéo gì thế?

 

Two weeks after the demise of Flappy, I’m taxiing past pagodas and motorbikes to the outskirts of Hanoi, a crowded, rundown metropolis filled with street vendors selling pirated goods, to meet with Nguyen, who has agreed to share with Rolling Stone his whole story for the first time. With the international press and local paparazzi searching for him, Nguyen has been in hiding – fleeing his parents’ house to stay at a friend’s apartment, where he now remains. Although dot-com millionaires have become familiar in the U.S., in Vietnam’s fledgling tech community they’re all but unheard of. When the country’s first celebrity geek, a boyish, slight guy in jeans and a gray sweater, walks hesitantly up and introduces himself, he measures his words and thoughts carefully, like placing pixels on a screen. “I was just making something fun to share with other people,” he says with the help of a translator. “I couldn’t predict the success of Flappy Bird.”

Hai tuần sau cái chết của Flappy bird, giờ đây tôi đang ngồi trên tắc xi băng qua những ngôi chùa và dòng xe máy đông đúc tại một vùng ngoại ô Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, một thành phố ọp ẹp (thay vì một thủ đô ọp ẹp, nghe nhục nhục) người bán hàng rong ở khắp nơi, hàng lậu bày bán tràn lan, để gặp Nguyễn, cậu đã đồng ý chia sẻ với Rolling Stone, đây là lần đầu tiên toàn bộ câu chuyện được chia sẻ. Báo chí quốc tế và những tay săn ảnh địa phương săn tìm cậu nhiều đến nỗi cậu đã phải trốn khỏi nhà bố mẹ đến tá túc tại căn hộ của một người bạn và ở đó tới bây giờ. Mặc dù triệu phú phần mềm đã trở nên quá đỗi quen thuộc tại Mỹ, Việt Nam với cộng đồng công nghệ non trẻ lại chưa từng nghe đến khái niệm này. Chàng triệu phú đầu tiên theo kiểu này tại Việt Nam, mọt sách, nhìn trẻ con, hơi mảnh khảnh, với quần jean xanh và áo len xám, bước lên rụt rè và giới thiệu bản thân với tôi, cậu suy nghĩ và cân nhắc từ ngữ cẩn thận, như thể đang đặt các ảnh điểm lên màn hình để xây dựng nhân vật vậy. “Tôi chỉ viết thứ gì đó vui vui để chia sẻ với mọi người” – cậu nói, thông qua người phiên dịch – “Tôi  đã không thể dự đoán được thành công của Flappy bird”

 

Growing up in Van Phuc, a village outside Hanoi famous for silk-making, Nguyen (pronounced nwin) never imagined being a world-famous game designer. Though his father owned a hardware store and his mother worked for the government, his family couldn’t afford Game Boys for him or his younger brother. But eventually, they were able to purchase a Nintendo, which, like most electronics in Vietnam, was available only in cloned form. Marveling at the power of controlling a character onscreen, Nguyen spent his free time obsessively playing Super Mario Bros.

Lớn lên tại Vạn Phúc, một ngôi làng ngoại ô Hà Nội, nơi nổi tiếng với nghề lụa. Nguyễn chưa bao giờ có thể tưởng tượng được mình sẽ trở thành lập trình game nổi tiếng thế giới. Mặc dù bố cậu có một cửa hàng phần cứng, mẹ thì làm công chức, nhưng khi còn nhỏ gia đình đã cấm hai anh em cậu chơi Game boys (Ồ Thuân thích cái này lắm). Tuy nhiên cuối cùng hai anh em đã có đủ tiền mua một máy Nitendo, tất nhiên, như hầu hết đồ điện tử ở Việt Nam, họ chỉ mua được hàng nhái thôi. Kinh ngạc trước khả năng điều khiển nhân vật trên màn hình, Nguyễn đã dùng thời gian rảnh chơi Super Mario Bros, chơi đến say mê.

 

By 16, Nguyen had learned to code his own computer chess game. Three years later, while studying computer science at a university in Hanoi, he placed in the top 20 of a programming competition and got an internship with one of Hanoi’s only game companies at the time, Punch Entertainment, which made cellphone games. Son Bui Truong, Nguyen’s former boss, says the young programmer stood out for his speed, skills and fierce independent streak. “Dong didn’t need a supervisor,” Truong says. “He wasn’t comfortable with it. So we said he did not have to report to anyone.”

Chưa đến 16 tuổi, Nguyễn đã tự học cách lập trình cho một game cờ vua. Ba năm sau, trong khi học đại học, chuyên ngành công nghệ thông tin, tại một trường tại Hà Nội, cậu lọt vào tốp 20 của một cuộc thi lập trình viên và giành được một vị trí thực tập tại công ty về game duy nhất tại Hà Nội lúc đó, công ty Punch Entertainment, chuyên làm game cho di động. Bùi Trường Sơn, sếp cũ của Nguyễn, kể rằng cậu lập trình viên trẻ lúc đó rất nổi bật bởi tốc độ, kỹ năng và sự tự giác đến khốc liệt. “Đông không cần giám sát”, Trường nói (chả hiểu sao tên là Tr, tưởng tên Sơn chớ nhể), “Cậu ấy thấy không thoải mái. Thế nên chúng tôi bảo rằng cậu ấy không phải báo cáo cho ai cả.”

 

Nguyen soon tired of churning out the company’s sports games. When he later got his hands on an iPhone, he became fascinated by the possibilities of the touch screen. Few games, however, captured the simple power of the Nintendo games of his youth. Angry Birds was too busy, he thought. “I don’t like the graphics,” he says. “It looked too crowded.” Nguyen wanted to make games for people like himself: busy, harried, always on the move. “I pictured how people play,” he says, as he taps his iPhone and reaches his other hand in the air. “One hand holding the train strap.” He’d make a game for them.

Nguyễn nhanh chóng chán cái cách làm việc nhiều mà không chất ở các công ty lập trình game thể thao. Lúc cậu mua được chiếc iPhone đầu tiên cho mình, cậu bắt đầu hết sức hứng thú với công nghệ cảm ứng. Tuy nhiên rất ít ứng dụng game trong này sánh được với  những game Nitendo đã gắn với tuổi thơ của cậu, nói về tính hấp dẫn của sự giản đơn. Angry Birds rối rắm quá, cậu nghĩ. “Tôi không thích phần đồ họa”, cậu nói, “nhìn rất bí”. Nguyễn muốn viết một game cho những người giống cậu: bận rộn, mau mải, lúc nào cũng chuyển động. “Tôi hình dung cách mọi người chơi”, cậu nói, gõ vào iPhone của cậu và với tay kia lên trời. “Một tay bận giữ tay cầm trên xe buýt”. Thế là cậu làm một game cho những người như vậy.

 

As we talk into the night, hordes of agile pedestrians deftly dodge the Hanoi traffic, screens flickering in their hands like fireflies. It’s no wonder the world’s hottest game came from here. “When you play game on a smartphone,” he says, with an ever – present cigarette dangling from his lip, “the simplest way is just tapping.”

Last April, Nguyen was tapping his iPhone at home while the rest of Hanoi was celebrating Reunification Day, the annual holiday marking the end of the Vietnam War. Instead of joining the throngs outside, he spent the weekend in his bedroom at his parents’ house creating a little game for fun, as a poster he’d drawn of Mariogazed down on him.

Chúng tôi nói chuyện đến tận tối, người trên đường phố Hà Nội bắt đầu đông đúc, từng người từng người luồn lách trong dòng giao thông chật chội, đèn pha lập lòe như đom đóm. Không tưởng tượng nổi trò chơi hot nhất thế giới ra đời ở nơi này đây. “Khi anh chơi trò chơi trên smartphone”, Nguyễn nói, nhâm nhi thuốc lá trong suốt cuộc trò chuyện, “cách đơn giản nhất là chỉ chạm chạm vào màn hình cảm ứng.” Cuối tháng 4 năm 2013, Hà Nội đang kỉ niệm 30/04, ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đánh dấu cho sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam, thay vì tụ tập với mọi người, cậu dành cuối tuần của mình viết chơi một game, phỏng theo poster của trò chơi Mario mà cậu vẽ, vốn đã ghi dấu sâu đậm trong cậu.

 

Nguyen had already made and released a mobile game, Shuriken Block, earlier that month. The object was to stop a cascade of ninja stars from impaling five little men on the screen. This seemed simple enough – the one-word instruction read TAP. Tap the falling star at the right moment, and it would bounce away. But Nguyen understood the mantra of game design that Nolan Bushnell, creator of Pong and founder of Atari, described as “easy to learn and difficult to master.” More recently, indie game makers had taken this to speed-metal extremes with the so-called masocore genre – games that are masochistically hard. Shuriken Block was deceptively ruthless. Even the nimblest player would have trouble lasting a minute before the men were spurting pixelated blood. Nguyen was pleased with the results, but the game languished in the iOS store.

Trước đó, Nguyễn đã từng viết một game khác cho di động, tên là Shuriken Block, vào khoảng đầu tháng 4. Luật chơi là làm sao tránh cho 5 thằng người be bé trên màn hình không bị đâm bởi một bầy ninja sao sa bay từ trên giời xuống. Nghe có vẻ đủ đơn giản để chỉ cần biết chạm (tap) là chơi được. Chạm vào sao băng đúng lúc, nó sẽ biến mất. Tuy nhiên Nguyễn hiểu câu “thần chú” của ngành game mà Nolan Bushnell, tác giả game Pong và người sáng lập Atari, mô tả: dễ hiểu nhưng khó làm bá chủ. Gần đây, cộng đồng làm game độc lập bắt đầu áp dụng nguyên tắc này vào vào loại game yêu cầu thật nhanh, thật mạnh bạo, thường được tạm gọi bằng cái tên masocore  genre – dòng game khó đến đau khổ luôn. Shuriken Block đã bị đánh giá là hơi tàn nhẫn. Ngay cả người cứng rắn lanh lợi nhất cũng bị lăn tăn mất một lúc khi thấy máu (tuy là ảnh điểm thôi) phọt ra khỏi thằng người trong game. Nguyễn hài lòng với kêt quả của game, tuy nhiên nó khá lẹt đẹt trong kho ứng dụng của iOS.

 

  • Chú thích tìm được: masocore game is a game that plays with the player’s expectations, the conventions of the genre that the player thinks she knows. (Masocore game là loại game thử thách những kì vọng, những quy tắc mà người chơi tưởng là mình biết, nôm na là tưởng thế, mà không phải thế, thành ra ức chế)
  • speed-metal: Dòng rock metal, được mô tả là nhanh và mạnh bạo như vũ bão

For his new game, Nguyen realized a way to go even simpler: Let the player tap anywhere. All he needed was an idea to build it around. The year before, he’d drawn a pixelated bird on his computer that riffed on Nintendo fish, called Cheep Cheeps. He drew green pipes – a homage to Super Mario Bros. – that the bird would have to navigate. He modeled the game on one of the most masocore analog creations ever: paddleball. The toy was a simple design – just a wooden paddle with a string attached to a rubber ball. But players would be lucky to bounce the ball more than a few times in a row.

Với trò chơi mới của mình, Nguyễn ngộ ra rằng nên làm đơn giản hơn nữa: để người chơi chạm vào chỗ nào cũng được. Tất cả những gì cậu ấy cần là một ý tưởng để hoàn thành trò chơi. Năm 2012 cậu đã vẽ một con chim ảnh điểm trên máy tính, làm người ta liên tưởng kì cục tới con cá Cheep Cheeps trong game Nitendo. Cậu vẽ những cái ống xanh – như một sự tưởng nhớ đến Super Mario Bros – và con chim phải bay qua chúng. Cậu xây dựng trò chơi theo hình tượng trò chơi dạng masocore điển hình bậc nhất: trò paddleball. Cái thứ đồ chơi ấy được thiết kế vô cùng đơn giản – chỉ là một cái vợt bóng bàn bằng gỗ với một sợi dây gắn vào, đầu kia là một quả bóng cao su (nhiệm vụ của người chơi là đập bóng càng nhiều càng tốt). Ấy thế mà người chơi phải may mắn lắm thì mới giáng vào quả bóng vài lần trong một lượt được đấy.

 

Like paddleball, he limited his game to just a couple of elements – the bird and the pipes – and resisted the usual urge to lard the action with new elements as the player progressed. He tuned the physics so that the bird was fighting gravity so strong, even the slightest wrong tap would kill it. Since the deaths would be so frequent, Nguyen wanted to make them entertaining. He tried having the bird explode in a bloody pulp, or bounce back across the ground, before settling on a faceplant. He then sifted through hundreds of sounds before settling on a kung-fu-style thwack to make the bird’s demise even funnier. (The first question he asks me about the game is if it made me laugh.) “The bird is flying along peacefully,” he says with a chuckle, “and all of a sudden you die!”

Before the last flag waved on Reunification Day, Nguyen had gone on Twitter and posted a screen shot of his “new simple game.” Other than a couple of tweets, Nguyen says he put no marketing behind the launch. And, like so many games released into the flood, Flappy Bird flopped. The first mention of the game on Twitter didn’t come until five months later, on November 4th, when someone posted a three-word review. “Fuck Flappy Bird,” it read.

Trying to divine why stuff goes viral is like trying to fly the bird: You end up ass-up on the ground. But “Fuck Flappy Bird” captured the essence of the appeal. The highly addictive Flappy Bird was like a snot-nosed kid paddleballing you in the face. It was begging to be spanked. And you couldn’t resist or stop playing.

Cũng giống trò paddle ball, Nguyễn giới hạn trò chơi của cậu trong một vài yếu tố – con chim và những cái ống – và rất tin rằng động lực để thao tác  ngày càng thuần thục là nhân tố luyện tập của người chơi. Cậu điều chỉnh các nhân tố vật lý trong game sao cho con chim thật là nặng, một động tác chạm sai nhẹ nhẹ thôi cũng giết nó được. Bởi con chim có thể chết liên tục nên Nguyễn muốn làm cho game có tính giải trí tí. Cậu thử cho con chim nổ trong một đống cực kì nhão nhoét, hay là bị bật ngược trở lại mặt đấy, trước khi yên vị trong một tư thế ngã chổng ngược lên trời. Sau đó cậu ấy cân nhắc hàng trăm đoạn âm cho game, cuối cùng chọn âm của cú đánh mạnh theo xì tai “công phu”, làm cho con chim chết một cách buồn cười hơn nữa. (Câu hỏi đầu tiên mà cậu ấy hỏi tôi là trò chơi có làm cho tôi cười không). “Con chim đang bay đi rất bình thản”, cậu ấy vừa nói vừa cười thầm, “rồi tình hình là bất thình lình anh mất mạng!”

Trước khi lá cờ kỉ niệm giải phóng cuối cùng phất lên (ý là cuối ngày chăng), Nguyễn đã đăng lên twitter một bức chụp màn hình về cái “new simple game” của cậu ấy. Ngoài một vài câu tweets ra, Nguyễn nói sau khi công bố cậu ấy không hề quảng cáo gì cho trò chơi của mình cả. Và roài, như rất rất nhiều trò chơi khác ra mắt giữa cả một cơn lũ game, Flappy bird đã chìm nghỉm. Mãi 5 tháng sau đó mới có 1 tweet về trò chơi, vào ngày 04/11, một người nào đó đăng vỏn vẹn có 3 từ rì viu: “Đệt mợ Flappy bird”. Mọi suy đoán về sự bom tấn của trò chơi đều giống như cố gắng giữ cho con chim bay vậy: Mọi cố gắng bền bỉ của anh cuối cùng thì cũng đổ đi cả thôi. Tuy nhiên câu “ĐM Flappy bird” lại nói trúng tim vấn đề. Mức độ gây nghiện của trò tưởng như đơn giản Flappy bird giống như một thằng trẻ con hỉ mũi chưa sạch cầm cây vợt bóng bàn vả vào mặt bạn vậy. Chơi Flappy bird ấy à? Bạn thà bị oánh vào đít còn hơn. Ấy thế mà bạn không thể  chối bỏ và ngừng chơi được.

 

By the end of December, players swarmed social media to commiserate, compete and bitch about breaking their phones in frustration. Twitter erupted with Flappy Bird testimonials, eventually hitting more than 16 million messages. One called it “the most annoying game yet I can’t stop,” and another said it was “slowly consuming my life.” As word spread from Reddit to YouTube, playgrounds to office parks, Flappy Bird rose to the Top 10 of the U.S. charts by early January. Finally, with no promotion, no plan, no logic, on January 17th, Flappy Bird hit Number One. A week or two later, it topped the Google Play store, too.

Cuối tháng 12, dân tình đổ bộ lên mạng xã hội để đồng cảm, thi đua với nhau và cằn nhằn cùng nhau về việc họ đang phá hoại điện thoại của chính mình. Twitter ngập ngụa của các thể loại testimonals về Flappy bird, về cuối thống kê được hơn 16 triệu tin nhắn kiểu vậy. Một ai đó gọi nó là “Thứ trò chơi phiền phức nhất nhưng không thể nào ngừng chơi được”, một người khác thì nói “nó đang phá hủy cuộc đời tôi”. Nhận xét lan từ Reddit tới Youtube, từ sân chơi đến khuôn viên khu văn phòng, Flappy bird leo lên nằm trong Top 10 bảng xếp hạng của Mỹ, lúc này là đầu tháng 1/2014. Cuối cùng, không với nỗ lực quảng bá nào, không kế hoạch cao siêu, thâm chí không thể giải thích nổi, vào ngày 17/01, Flappy bird chiếm vị trí sô 1. Một hay hai tuần sau đó, cũng công phá cả kho của Google Play bởi vị trí đầu bảng luôn.

  • Testimonals: lời nhận xét/ phản hổi về một ai đó, dùng trong các loại bloge như wordpress, yahoo, …, viết bởi bạn bè trong list của họ
  • Reddit: mạng xã hội tin tức, khác với fb là vì nó chia sẻ .. tin tức :v

“Seeing the game on top, I felt amazing,” Nguyen recalls. Like everyone else, he was shocked by its meteoricrise – and the avalanche of money that would be wired into his bank account. Even with Apple and Google’s 30 percent take, Nguyen estimated he was clearing $50,000 a day. Before long, Shuriken Block and a new game he had submitted called Super Ball Juggling joined Flappy Bird in the Top 10. But other than buying a new Mac, and taking his buddies out for rice wine and chicken hot pot, Nguyen wasn’t much for indulging. “I couldn’t be too happy,” he says quietly. “I don’t know why.” Remarkably, he hadn’t yet even bothered to tell his parents, with whom he lived. “My parents don’t understand games,” he explains.

“Trò chơi của mình đứng đầu, tôi thấy thật tuyệt vời,” Nguyễn nhớ lại. Cũng như tất cả mọi người, cậu bị sốc bởi thành công đến quá nhanh – và một cơn mưa tiền đổ vào tài khoản ngân hàng của cậu. Ngay cả khi Apple và Google giữ lại 30% doanh thu thì Nguyễn vẫn ước tính cậu nhận được $50,000 một ngày. Ngay lập tức, Shuriken Block và game mới Super Ball Juggling cũng chui vào top 10 cùng với Flappy bird. Thế mà thay vì mua một Macbook mới coóng, cậu ấy lại đưa bạn bè đi ăn lẩu gà và uống rượu (gạo), Nguyễn không thích nuông chiều mình quá. “Tôi không thể quá vui mừng được,” cậu nói điềm tĩnh. “Tôi không hiểu tại sao”. Đáng chú ý hơn là cậu ấy chẳng thông báo gì cho bố mẹ cả, cậu ấy ở với họ cơ đấy. “Bố mẹ tôi không biết gì về game cả đâu”, cậu giải thích.

 

As news hit of how much money Nguyen was making, his face appeared in the Vietnamese papers and on TV, which was how his mom and dad first learned their son had made the game. The local paparazzi soonbesieged his parents’ house, and he couldn’t go out unnoticed. While this might seem a small price to pay for such fame and fortune, for Nguyen the attention felt suffocating. “It is something I never want,” he tweeted. “Please give me peace.”

But the hardest thing of all, he says, was something else entirely. He hands me his iPhone so that I can scroll through some messages he’s saved. One is from a woman chastising him for “distracting the children of the world.” Another laments that “13 kids at my school broke their phones because of your game, and they still play it cause it’s addicting like crack.” Nguyen tells me of e-mails from workers who had lost their jobs, a mother who had stopped talking to her kids. “At first I thought they were just joking,” he says, “but I realize they really hurt themselves.” Nguyen – who says he botched tests in high school because he was playing too much Counter-Strike – genuinely took them to heart.

Tin sốt dẻo nhất là số tiền mà Nguyễn kiếm được từ trò chơi cho nên hình ảnh của cậu tràn ngập báo chí trong nước và lên TV, vầng, phải lên TV thì bố mẹ cậu mới biết được con trai họ làm trò chơi này. Các tay săn ảnh địa phương vây bám nhà bố mẹ cậu khiến cậu không thể ra ngoài mà không bị chú ý. Nổi tiếng và giàu có thường phải đánh đổi một chút, nhưng với Nguyễn điều này là quá sức ngột ngạt. “Đó là điều mà tôi không bao giờ mong muốn”, cậu ấy đã tweet như thế. “Làm ơn cho tôi một chút bình yên.”

Nhưng, điều khó khăn hơn cả là, cậu nói, là một thứ hoàn toàn khác cơ. Cậu chuyển cho tôi iPhone của cậu để tôi có thể kéo xuống xem những tin nhắn lưu trong đó. Một tin từ một người đàn bà muốn “trừng phạt” cậu vì “làm xao nhãng trẻ em trên thế giới”. Một lời van nỉ khác: “13 học sinh ở trường tôi đã đập vỡ điện thoại của chúng vì trò chơi của bạn, rồi chúng lại tiếp tục chơi, nó gây nghiện như thuốc phiện vậy”. Nguyễn kể cho tôi về những email từ những nhân viên bị mất việc, một bà mẹ từ mặt con cái. “Đầu tiên tôi nghĩ rằng họ chỉ đùa thôi”, cậu ấy nói, “nhưng rồi tôi nhận ra nó đang làm tổn thương họ thật sự”. Nguyễn – người đã từng thi trượt khi còn học cấp 3 vì chơi Counter – Strike nhiều quá (OMG em mình cũng thích trò này) – thực sự hiểu họ đang cảm thấy ra sao.

 

By early February, the weight of everything – the scrutiny, the relentless criticism and accusations – felt crushing. He couldn’t sleep, couldn’t focus, didn’t want to go outdoors. His parents, he says, “worried about my well-being.” His tweets became darker and more cryptic. “I can call ‘Flappy Bird’ is a success of mine,” read one. “But it also ruins my simple life. So now I hate it.” He realized there was one thing to do: Pull the game. After tweeting that he was taking it down, 10 million people downloaded it in 22 hours. Then he hit a button, and Flappy Bird disappeared. When I ask him why he did it, he answers with the same conviction that led him to create the game. “I’m master of my own fate,” he says. “Independent thinker.”

Đầu tháng Hai, áp lực của mọi thứ – bị theo dõi từng li, bị chỉ trích gay gắt, bị buộc tội – làm cậu ấy cảm thấy tan nát. Không thể ngủ được, không thể tập trung được, không muốn ra ngoài. Cậu ấy kể bố mẹ “rất lo lắng cho sức khỏe của tôi”. Những dòng tweet trở nên tối tăm và khó hiểu. “Tôi có thể gọi Flappy bird là thành công của bản thân, nhưng nó đang phá hủy cuộc sống đơn giản của tôi, vì thế giờ tôi ghét nó”, một dòng tweet nói vậy. Cậu ấy nhận ra chỉ có 1 việc phải làm: Gỡ trò chơi xuống. Sau khi tweet thông báo là sẽ gỡ, 10 triệu người đã download nó trong vòng 22 giờ. Thế rồi Nguyễn nhấn nút, Flappy bird biến mất. Khi tôi hỏi tại sao lại làm vậy, cậu ấy trả lời rằng cũng cùng niềm tin mà cậu ấy làm nên trò chơi này. “Tôi làm chủ số phận của chính tôi”, Nguyễn nói, “một người suy nghĩ độc lập”.

 

In the wake of Flappy Bird’s demise, rumors spread. Nguyen had committed suicide. Nintendo was suing him. He’d received death threats. His refusal to speak fueled the speculation even more. To fill the massive hole left by Flappy Bird, imitators rushed to cash in. By the time I visit, the top three free iPhone apps are Flappy rip-offs – Flappy Wings, Splashy Fish, even a game based on Miley Cyrus. As of this writing, a Drake game called Tiny Flying Drizzy is Number One at the App Store, and, according to a study, a new Flappy clone pops upevery 24 minutes. “People can clone the app because of its simplicity,” Nguyen says, “but they will never make another Flappy Bird.” Indeed, for those who crave the real thing, phones with Flappy Bird installed have been listed for thousands on eBay.

Theo gót sự ra đi của Flappy bird, tin đồn cũng lan rộng. Nào là Nguyễn đã tự tử. Nitendo kiện cậu ấy. Cậu ấy bị đe dọa đến tính mạng. Do cậu từ chối lên tiếng nên càng kích động các suy đoán. Để lấp đầy khoảng trống khổng lồ mà Flappy bird để lại, người ta lao vào làm làm game giả ăn theo để tranh thủ kiếm miếng. Tại khoảng thời gian tôi tới Việt Nam, top 3 game ứng đầu kho ứng dụng iPhone miễn phí đều là hàng fake của Flappy bird: Flappy wings,  Splashy Fish, cả một game lấy ý tưởng từ (con bé hư hỏng) Miley Cyrus nữa. Kể từ khi tôi viết bài này, một game của Drake tên là Tiny Flying Drizzy đã đứng đầu App store, thêm nữa, theo một nghiên cứu, cứ mỗi 24 phút lại có một game ăn theo Flappy trình làng. “Người ta có thể bắt chước viết trò chơi tương tự vì nó rất đơn giản”, Nguyễn nói, “nhưng họ sẽ không bao giờ làm nên một Flappy bird thứ 2 được”. Quả thực, dánh cho những người khao khát “hàng thật”, điện thoại có cài đặt Flappy bird đã được chào bán trên eBay, giá hàng ngàn Obama.

 

But the absence has also spawned a reappraisal. Kotaku apologized for its allegations of plagiarism. John Romero, co-creator of the game Doom, says Flappy Bird is “a reaction against prevailing design the way grungewas a reaction to metal.” The godfather of gaming, Bushnell, compares it to his own hit, Pong. “Simple games are more satisfying,” he says.

Mặt khác, sự vắng mặt của Flappy bird cũng đẻ ra một thứ tích cực, là sự nhận định lại quan điểm của Kotaku. Trang này đã có lời xin lỗi vì đã khẳng định Nguyễn làm ra một sản phẩm nhờ ăn cắp ý tưởng. John Romero, đồng sự sáng tạo game Doom (Dota hả 😀 ), nói rằng Flappy bird là “một phản ứng chống lại các thiết kế thịnh hành giống cái cách mà nhạc Grunge chống lại metal vậy”. Ông trùm trong ngành lập trình game, Bushnell, đã so sánh nó với trò chơi bom tấn của họ, Pong. “Game đơn giản luôn dễ gây hài lòng hơn”, ông ta nói

 

  • Grunge: dòng nhạc rock nở rộ tị Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước, kết hợp giữa tính punk và heavy metal
  • Pong: game bóng bàn huyền thoại

 

As for Nguyen, the millions of people who downloaded Flappy Bird are still generating tens of thousands of dollars for him. He’s finally quit his job and says he’s thinking of buying a Mini Cooper and an apartment. He just got his first passport. For now, though, he’s busy doing what he loves most: making games. Over tea, he shows me the three he’s working on simultaneously: an untitled cowboy-themed shooter, a vertical flying game called Kitty Jetpack and an “action chess game,” as he puts it, called Checkonaut, one of which he’ll release this month. Each sports his now-familiar style: simple play, retro graphics and hardcore difficulty.

Về phần Nguyễn, cả triệu người tải Flappy bird vẫn đang mang lại hàng chục nghìn đô la cho cậu. Cậu ấy đã quyết định bỏ việc và nói rằng đang cân nhắc mua một cái Mini Cooper (mấy xe loại này có giá nhõn tỉ tiền Việt trở lên) và một căn hộ. Cậu ấy mới làm hộ chiếu đầu tiên. Còn bây giờ, cậu ấy vẫn đang bận làm điều cậu ấy say mê: lập trình game. Trong lúc uống trà, cậu ấy cho tôi biết về 3 ý tưởng game cậu ấy đang làm lúc này: một trò bắn nhau lấy bói cảnh miền Tây, chưa đặt tên; một trò bay thẳng đứng (giống trò bắn vịt á) tên là Kitty Jetpack và một game cờ vua “tương tác thực” tên là Checkonaut, một trong số 3 game sẽ được ra mắt trong tháng này. Cả ba game này đều thể hiện phong cách tương tự của cậu ấy: dễ chơi, đồ họa kiểu cũ và lấy độ khó làm nòng cốt.

 

Since taking Flappy Bird down, he says he’s felt “relief. I can’t go back to my life before, but I’m good now.” As for the future of his flapper, he’s still turning down offers to purchase the game. Nguyen refuses tocompromise his independence. But will Flappy Bird ever fly again? “I’m considering it,” Nguyen says. He’s not working on a new version, but if he ever releases one it will come with a “warning,” he says: “Please take a break.”

Từ khi gỡ Flappy bird xuống, cậu ấy nói mình cảm thấy “nhẹ nhõm. Giờ tôi không thể quay lại làm tôi của trước kia nữa, nhưng tôi thấy tốt”. Về tương lai của con chim Flappy, cậu vẫn bác bỏ đề nghị bán lại trò chơi. Nguyễn tránh làm tổn thương sự độc lập của mình. Nhưng liệu Flappy bird có bay lên nữa không? ‘Tôi đang xem xét chuyện đó”.  Nguyễn nói. Cạu ấy không làm thêm phiên bản mới, nhưng nếu có cơ hội đó thì sẽ đi kèm một “cảnh báo”, cậu nói: “Hãy nghỉ ngơi môt chút đi ạ”.

 

This story is from the March 27th, 2014 issue of Rolling Stone.

[You can think I am showing off, please don’t, I just really want to do this]

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Sáng sớm ngày Valentine 2014

4:00

Hôm nay Valentine :XOXO (mặc dù mình không hiểu ký hiệu này là của emo nào, kệ, chắc không phải Tơc-nơ)

Đồng hồ sinh học bị đảo lộn, oa oa, hôm trước đến giờ này mới ngủ, trải qua một ngày quay cuồng vật vã thì đến hôm nay đúng giờ ý đang ngủ lại thức dậy rồi tỉnh như sáo T_T

Thật ra mình mở tài liệu ra đọc xong cho buồn ngủ xong giả bộ ghé qua facebook một tý, thế là tỉnh ráo + quên mie nó mất tab tài liệu, mới đọc được có mấy dòng T_T (lần 2)

:XOXO Nhưng mà trong chăn với laptop thật là ấm, mình nghĩ mình có thể trùm kín liền mấy tiếng kiểu này để đọc, rồi viết. Hôm nay là ngày tình yêu, mới vừa thoáng nghĩ đến ngày tình yêu của hai năm trước rồi tự nhiên không ngừng nghĩ về nó được, ây, cái ngày hạnh phúc ngây ngô. Ta nói sao mà lâu thế, cái hồi cũng ngày này mơ màng bảo: Ôi thế là đã được một năm rồi, nhanh quá; một năm tiếp sau lại cảm thấy những cái hồi ấy xa lắc xa lơ, kỷ niệm nhạt nhòa như chưa từng tồn tại, con người ngô nghê chỉ muốn chối bỏ đi, không sao, dù sao đó cũng là một thời của mình, chỉ có điều mình sẽ không bao giờ kể thêm cho ai về cái thời ấy nữa, và lúc này, chính xác hơn là chừng 2 tuần sau thì mọi chứng cứ có thể về cái thời ấy sẽ bị xóa sạch, hehe, không hiểu facebook có biến acc cũ của mình thành fanpage không, có mấy người đã làm rồi mà.

[Bên ngoài bắt đầu có tiếng động, mình không thích điều này và cả con Tủ Lạnh cứ một chốc lại gầm gừ, huhu, bình yên và tự do ngắn ngủi quá T_T]

Stalk facebook quả là một việc thú vị và gây nghiện, stalk facebook rồi bỗng nhiên phát hiện ra người này đang yêu (thầm) người kia còn là một việc thú vị, gây nghiện và đáng yêu, stalk facebook rồi phát hiện ra mình phát hiện ra người này yêu thầm người kia vào đúng ngày Tình yêu thật là một điều kỳ diệu. Mình thích cô gái ấy, thích từ mái tóc giống mái tóc nàng thơ trong ảnh của chị Hà Kin, mọi thứ. Điều gì khiến một chàng trai đanh đá không thổ lộ tình yêu, trừ tác động của không gian ra nhé, thì chắc chỉ có một điều: tự do. Cô gái chỉ đẹp trong tự do, bản thân mình cũng thấy cô ấy như hạt ngọc, như hạt sương, đừng đưa tay hứng thì nó còn long lanh mãi. Yêu thầm là cách anh ấy bảo vệ cô ấy, không phạm đến tự do, nghe thật hay ho nhỉ, mình thì mình chỉ nói về họ thôi, không hề có ý gì cả, chắc không có ai suy diễn điều gì đâu :XOXO

Hết rồi, chào buổi sáng ngày ngọt ngào :XOXO

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Tổng hợp của bản thân về Flappy Bird (lời con chim)

Xin chào mọi người, tớ nghĩ mọi người biết tớ đấy, không phải tớ đang khoe mẽ đâu, chỉ là gần đây mọi người nói về tớ nhiều lắm, viết về tớ cũng nhiều, tranh cãi lại càng nhiều, đọc của ai đó khoảng 1 tuần trước: cả xã hội đang làm tiểu luận về Flappy Bird, ha ha, nghe thật đáng yêu. Ừ đúng rồi đấy, tớ chính là nhân vật con chim mà mọi người đang nghĩ đến. Xin chào lần nữa *winking*

Nói thật nhé, đây chính là suy nghĩ của một cô bạn giữ ạc cao fb này, cực kì quan tâm đến tớ, đọc tất cả các bài báo, status tiếng Việt trên new feeds và một số bài tiếng Tây có chữ Flappy Bird trong tiêu đề; tuy nhiên, bạn ấy quá xấu hổ để viết một cái note kiểu quan điểm thế này nên tớ đành làm thay, suỵt, đừng nói lại với bạn ấy nhé, bạn ấy nói với tớ rằng mình không định thể hiện gì đâu, trút hết vào một cái note chỉ đơn giản là một cách hữu hiệu cho kẻ hơi ba phải xác định lại quan điểm giữa một biển lòng mề từ “bụng ta” trong thiên hạ đã và vẫn đang ra sức thay mặt phát ngôn hoặc tư vấn cho người đã tạo ra tớ về việc nên định đoạt cuộc sống của tớ ra sao, ồ, hoặc bạn ấy đang thực hành cái gì đó, có trời mới biết được.

Ủa, nhưng mà T kể với tớ rằng bạn ấy đã rất ngạc nhiên khi bạn bè dửng dưng với chuyện mà theo bạn ấy là cực kì đáng quan tâm này, mỗi ngày câu chuyện làm bạn ấy có một tâm trạng mới, đi từ vui vẻ, tự hào đến hoài nghi với diễn biến hoàn toàn giống với phần đông công chúng quan tâm mà thiếu thông tin hoặc cố tình để bản thân thiếu thông tin đa chiều.

Cuối cùng, sau khi tham khảo khá nhiều ý kiến và tạm thời chấm câu bằng bài chửi của trang techinasia thì bạn ấy lại có một phản ứng hả hê mà bản thân cho là khá tích cực, giờ bạn ấy có quyền giữ vững niềm tự hào và lòng ngưỡng mộ tuyệt đối với kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, thật chân thực khi tiếp nhận thông tin về một người cùng lúc đó giả bộ kéo họ vào cuộc sống thật của mình để đánh giá xem họ đáng được ngưỡng mộ hay chưa, nhỉ? Như thế công bằng hơn việc đánh giá một thành công giữa một rừng thành công khác (mà hiển nhiên là không phải của chính bạn ý).

Tớ nghĩ có thiểu số câm lặng hoặc nói bóng gió rằng không nên đổ lỗi cho cộng đồng có lẽ vì nó kéo dài chuỗi sự việc người này chửi người kia, dân có học chửi dân vô học, dân vô học cứ tưởng có học thì nghĩ: chắc nó chừa mình ra. Nhưng như đa số thôi, tớ CŨNG nghĩ cộng đồng có tội, bỏ qua chuyện tọc mạch thì hành động tuồn suy nghĩ chủ quan vào đầu những người đang hoang mang chính là tội, T đã cảm thán với tớ thế này: ta hận, ta hận! 😀

Chuyện vi phạm bản quyền này nọ là thứ nhảm, tớ là tớ, tớ là unique, việc người ta sục sôi vì chuyện đó là đại nhảm, một bộ phận đã quen với việc xấu hổ về người Việt Nam, một bộ phận lại sợ bị thất vọng (xin lỗi T vì tớ đã nói thẳng).

À, nếu mọi người chưa biết, thì tớ đã được nghỉ hưu rồi nhé! Tớ nghĩ anh Đ đã nói ĐỦ rõ, vậy mà nhiều người vẫn hoài nghi và suy diễn về một kế hoạch ma quái nào đó. T cho rằng họ đã đúng, nhưng ở mức dự đoán diễn biến, còn đoán biết tâm lý thì cũng khó mà đánh giá được (T bắt tớ bỏ những câu sau, vì nó làm bài viết giống như của một fan cuồng).

T còn nói với tớ là sau vài ngày đọc loanh quanh, bạn ấy nhớ nhất những câu này: “đó là hành động của người tự do” và “anh ấy thể hiện mình là một con người triết học”; đó là những nhận xét mà T không nhận ra, nhưng bạn ấy thấy đúng. Bạn ấy khẳng định câu chuyện đã tạm kết thúc có hậu, và bạn ấy đã đỡ đau đầu vì thức quá khuya. Người ta sẽ còn nói nhiều nhiều nữa, và bạn ấy sẵn sàng đọc những thứ sau đó ấy.

À, do điện thoại của bạn ấy quá ngu si nên không có trò chơi này, bạn biết đấy, có thể người ta muốn giữ nó làm kỷ niệm ấy mà, thôi, cũng chẳng sao, có note này là được rồi 🙂

Leave a comment

Filed under Uncategorized